Bé giật mình khóc thét khi ngủ có phải là vấn đề đáng lo?

Trong khoảng từ 5 đến 6 tuần tuổi, trẻ rất hay vặn mình, quấy khóc khi ngủ, khi ăn và khi thay tã. Nếu việc này chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong chốc lát thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Các bà mẹ không cần quá lo lắng, bởi hiện tượng này sẽ dần dần hết khi trẻ được vài tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng bé giật mình khóc thét diễn ra quá thường xuyên và không có hiện tượng thuyên giảm khi chúng bắt đầu lớn. Lúc này ba mẹ nên quan tâm, chăm sóc trẻ nhiều hơn. Vì những tình trạng trên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cả về cơ thể lẫn trí não. Hãy cùng dky tìm hiểu nguyên nhân cũng như hướng giải quyết cho tình trạng bé giật mình khóc thét thường xuyên nhé!

Tại sao bé giật mình khóc thét khi ngủ?

nguyên nhân bé giật mình khóc thét khi ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình nguyên nhân là do bé gặp ác mộng, do thiếu canxi hoặc mẹ cho bé bú chưa no trước khi ngủ. Mặt khác, cũng có thể do môi trường bên ngoài ồn ào hơn so với lúc bé còn đang nằm trong bụng mẹ. Những nguyên nhân trên chính là lí do dẫn đến hiện tượng bé giật mình khóc thét làm bố mẹ phải phiền não.

Chính vì vậy không nên để tình trạng này kéo dài; bởi nó sẽ làm chậm quá trình phát triển tư duy và não bộ của bé hơn.

Khi bé giật mình khóc thét quá thường xuyên, phải làm sao?

Để tình trạng trẻ sơ sinh ngủ giật mình không còn xảy ra; đồng thời nỗi lo lắng của bố mẹ cũng giảm bớt đi thì các mẹ có thể tham khảo qua một số mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh dưới đây, nhằm giúp bé ngủ sâu giấc và không còn quấy khóc:

Bạn có thể dùng khăn quấn cho bé hoặc chèn gối hai bên 

Các mẹ có thể dùng khăn to quấn chặt bé (không nên quấn chặt quá). Như vậy, bé sẽ cảm thấy an toàn và ấm áp như khi còn ở trong bụng mẹ. Hoặc mẹ cũng có thể lấy gối đủ nặng chèn lên 2 bên hông của bé; để lúc bé giật mình vung tay và chân lên sẽ có gối chặn lại; bé sẽ không bị chếnh choáng mà khóc thét lên. Làm như vậy, bé sẽ tự ngủ lại và không còn giật mình nữa.

Cho bú no trước khi ngủ có thể hạn chế tình trạng bé giật mình khóc thét

Để chấm dứt tình trạng trẻ giật mình khóc thét thì các mẹ nên cho bé bú no trước khi ngủ. Bởi đây là điều kiện cần thiết giúp cho giấc ngủ của bé không bị gián đoạn và xuyên suốt quá trình ngủ của bé. Tuy nhiên, nếu bé ngủ quá 4 tiếng mà chưa tỉnh giấc; thì các mẹ nên thức bé dậy một cách nhẹ nhàng. Sau đó nạp thêm năng lượng cho bé nhé! Như vậy sẽ làm tăng quá trình phát triển của trẻ một cách nhịp nhàng hơn.

Đồng thời, kiểm tra chế độ dinh dưỡng cho bé như: số lượng sữa bé bú, lượng thức ăn dặm đã đủ tiêu chuẩn và hợp lý chưa. Đáp ứng đủ điều kiện đó thì mới giúp giấc ngủ bé được sâu hơn. Và giúp đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ hơn.

Các mẹ nên cung cấp đủ canxi cho bé

Vì do thiếu một lượng canxi nào đó mà dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục. Chính vì vậy, các mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên vào buối sáng trước 8 giờ khoảng 45 phút. Không nên tắm quá lâu vì sẽ làm rộp da của bé. Trong quá trình tắm nắng, các mẹ lưu ý không nên để ánh nắng dọi trực tiếp vào mắt bé; bơi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến mắt của trẻ đấy ạ.

Chơi với bé vào ban ngày để giảm tình trạng bé giật mình khóc thét vào ban đêm

Các mẹ nên chơi đùa nhiều hơn với bé vào ban ngày. Để bé tập làm quen với việc chơi đùa nhằm giúp bé có giấc ngủ sâu hơn; tránh tình trạng bé hay giật mình khóc thét. Không nên để bé ngủ vô tội vạ, mà mỗi giấc ngủ của bé không nên quá 4 tiếng đồng hồ vào ban ngày nhé các mẹ. Đồng thời các mẹ nên giữ giấc ngủ cho bé được khô ráo. Và thường xuyên kiểm tra tã 4 tiếng/lần để phòng tránh hăm tã cho bé.

Hát ru để bé ngủ sâu hơn

hát ru để bé ngủ sâu hơn

Làm cách nào để bé ngủ không bị giật mình, giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn thì các mẹ có thể áp dụng cách này nhé!

Khi bé ngủ các mẹ nên để nhiệt độ trong phòng từ 27°C đến 29°C; kết hợp cùng lời ru bằng một bản nhạc nhằm đảm bảo giấc ngủ cho bé; hạn chế được tối đa tình trạng bé giật mình, quấy khóc khi đang ngủ. Đồng thời các mẹ không nên đu đưa khi ru bé ngủ. Bởi khi làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Môi trường bên ngoài có thể gây ra việc bé giật mình khóc thét

ảnh hưởng do môi trường bên ngoài

Bé giật mình khóc thét khi ngủ, một phần là do môi trường bên ngoài tác động vào. Vì thế lúc bé ngủ các mẹ không nên để đèn quá sáng và giảm bớt âm thanh từ môi trường xung quanh. Cũng có thể là đi nhẹ, nói khẽ; tránh làm đổ vỡ đồ trong nhà gây ra tiếng ồn làm bé tỉnh giấc và khóc.

Bên cạnh đó, nếu thấy trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục, vặn mình và quấy khóc thường xuyên; kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu thì các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Để kiểm tra chắc chắn các vấn đề bên trong và đảm bảo não bộ đều phát triển khỏe mạnh bình thường.

Tác hại của việc bé giật mình khóc thét quá nhiều khi ngủ

Hiện tượng trẻ giật mình liên tục và quấy khóc giữa đêm xảy ra thường xuyên sẽ gây ra khá nhiều hệ lụy như:

Khiến việc tăng cân của bé bị chậm

Giấc ngủ sâu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ ngon, giấc sẽ kích thích tuyến yên tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4 – 5 lần so với bình thường. Điều này giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Nếu trẻ quấy khóc nhiều, hay giật mình khi ngủ; thì chất lượng giấc ngủ sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ.

Khả năng nhận thức sẽ suy giảm

Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Vì trong năm đầu tiên kể từ khi bé chào đời, não bộ chưa thực sự hoàn thiện. Lúc này, sự phát triển của não bộ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Những trẻ khi ngủ hay giật mình, khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi; hay xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ ngon trong những tháng đầu đời. Không chỉ vậy, hiện tượng hay giật mình khi ngủ ở trẻ còn là nguyên nhân các hệ lụy sau này. Như là suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa (trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng; ngưng thở; cao huyết áp,…).

Đột tử ở trẻ có nguy cơ xuất hiện

Hiện tượng trẻ nhỏ khóc liên tục, không dỗ được dễ gây ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao.

Bé giật mình khóc thét quá nhiều sẽ bị đói và lâu dài các mẹ có thể bị mất sữa

Bé giật mình và khóc thét giữa đêm nhưng khi được mẹ cho bú lại không chịu ăn. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc; gây giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn. Điều đó dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú. Và hệ quả đi kèm là sữa mẹ bị giảm đi, về lâu dài mẹ có thể mất sữa.

Nguồn: chamenuoicon.com

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *