Bệnh tay chân miệng ở trẻ – điều mà các bậc phụ huynh cần biết!

Tay chân miệng ở trẻ là vấn đề vô cùng đau đầu đối với các bậc phụ huynh. Bệnh này do một loại virut truyền nhiễm có tên là coxsackievius gây ra. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới mười tuổi. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thì có rất nhiều. Nếu trẻ chỉ mắc bệnh nhẹ thì thường sẽ tự khỏi trong vòng một tuần đến mười ngày. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giúp bé chống lại các triệu chứng của bệnh. Thế có cách nào phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, thì hãy để dky chia sẻ cùng bạn qua bài viết này nhé!

Thế nào là bệnh tay chân miệng ở trẻ?

bệnh tay chân miệng ở trẻ

Là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut đường ruột gây ra. Nó thường hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi và có khả năng gây thành dịch lớn. Từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm là thời gian dịch tay chân miệng hay bùng phát và lan tràn khắp các địa phương trong cả nước. Theo các chuyên gia y tế virut gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em còn có thể lây nhiễm từ người sang người; qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ miệng nước hoặc phân của trẻ bị nhiễm làm tổn thương đến trẻ như: mọng nước xuất hiện ở trong và xung quanh miệng, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, một số nơi khác ở trên cơ thể.

Bệnh tay chân miệng xuất phát từ đâu?

Bệnh này xảy ra nguyên nhân là do 2 loại virut là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 lây truyền qua đường tiêu hóa; gây ra tổn thương ở da của bé.

Vài đặc điểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ dành cho các bà mẹ

Các triệu chứng của tay chân miệng ở trẻ em thường bắt đầu bằng sốt, giảm cảm giác ngon miệng, đau họng và mệt mỏi. Một hoặc hai ngày sau khi sốt thì những vết lở loét bắt đầu xuất hiện trong miệng.

Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông bé. Phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể hồi phục từ 7 đến 10 ngày mà không cần đến bộ y tế. Tuy nhiên trẻ bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virut và cần phải nhập viện trong một vài ngày.

Giúp trẻ thoát khỏi bệnh tay chân miệng với các cách sau

  • Khi phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em thì các mẹ nên cho bé nghỉ học.
  • Các mẹ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi bé sốt trên 38,5 ºC. Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng, từ 10-15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé.
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và kết hợp dầy đủ chất dinh dưỡng từ rau, củ, quả như: cháo bột chùm ngây, sữa,…
  • Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như: nước muối 0,9%, kamistad,…
  • Tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như: nước lá chè, lá chân vịt và dùng dung dịch Betadin bôi tổn thương ngoài da sau khi tắm cho bé.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ

phòng tránh bệnh tay chân miệng

  • Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng nhiều lần trong ngày; đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo rửa  sạch trước khi sử dụng; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như: đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế bằng xà phòng hoặc nước tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ. Lựa chọn những thực phẩm làm tăng sức đề kháng cho bé trong mùa hè; nhằm tăng sức đề kháng và sự phát triển của bé.
  • Lưu ý trong trường hợp phát hiện trẻ bị biến chứng như: sốt cao liên tục; nôn ói nhiều; quấy khóc liên tục, dỗ không nín; hay tay chân cử động không tốt thì các mẹ cần phải đưa bé đi cấp cứu.

Khi nào bạn phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay?

Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mất nước nào như da khô, môi khô, giảm cân, suy nhược hoặc tiểu rất ít hoặc không tiểu tiện trong suốt 6 giờ. Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để có biện pháp bù nước thích hợp. Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu:

  • Nếu con của bạn dưới ba tháng tuổi và nhiệt độ đo ở hậu môn là 38°C hoặc cao hơn. Bệnh tay chân miệng ở trẻ nếu thấy sốt cao thì cần được theo dõi cẩn thận.
  • Nếu con của bạn 3 tháng tuổi và nhiệt độ đo được là 38,5°C hoặc cao hơn.
  • Nếu con bạn 6 tháng tuổi và nhiệt độ đo được lên đến 39,5°C.

Lưu ý

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể bị nhầm lẫn với các nguyên nhân gây ra loét miệng hay phồng rộp ở miệng. Viêm họng mụn nước, chứng viêm lợi và miệng rất dễ nhầm lẫn với tay chân miệng. Sự khác biệt thường dựa trên tiền sử của bệnh nhân về tình trạng sốt, sự xuất hiện của nốt ban và vị trí của những vết loét (miệng, hậu môn, bên trong má, lòng bàn tay, bàn chân).

Viêm họng mụn nước gây ra bởi một số loại virus khác nhau. Trong khi đó bệnh loét miệng thường ảnh hưởng đến hầu sau (phía sau cổ họng amiđan và vòm miệng), họng trước (lợi, môi bên trong, má, lưỡi) và phát ban (nếu có). Nhưng nó không ảnh hưởng đến lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Trên đây là những cách điều trị và phòng tránh tay chân miệng cho trẻ em. Các mẹ hãy thực hiện đúng những điều trên để giúp bé nhanh khỏi và tránh lây lan cho những người khác nhé.

Chúc các mẹ thành công!

Nguồn: chamenuoicon.com

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *