Người ta thường nghĩ việc nấu ăn, bếp núc rất đơn giản, dễ làm. Thế nhưng ngược lại với suy nghĩ đó việc nấu nướng đòi hỏi người nấu ăn phải có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Từ việc cắt thái đến canh nhiệt độ điều cần sự tỉ mỉ và kỹ năng của người đầu bếp. Không chỉ vậy, một số món ăn cần phải có những mẹo nhỏ thì mới nấu được. Vì vậy để có một món ăn ngon miệng quả thật là không hề đơn giản chút nào. Không chỉ yêu cầu món ăn phải đẹp mắt, ngon miệng mà còn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh và tốt cho sức khỏe.
Mặc dù món ăn bạn ăn rất ngon miệng nhưng trong quá trình tạo ra món ăn không đảm bảo vệ sinh thì điều này sẽ ảnh hưởng đến dức khỏe của bạn. Có những chi tiết rất nhỏ cần phải tránh để khi về lâu dài không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình. Vì để tránh những trường hợp không mong muốn đối với sức khỏe, chuyên mục mẹo vặt làm bếp xin chia sẻ những mẹo nhỏ trong nấu ăn.
Mục lục
Không làm dầu nóng quá lâu
Nhiều người khi rán thực phẩm thường để dầu nóng già. Nếu để ý một chút thì bạn có thể thấy khi dầu được làm nóng quá lâu sẽ bốc khói và có mùi khét khó chịu. Đó là khi dầu bị oxy hóa và hình thành các hợp chất có hại. Vì vậy hãy chờ một chút cho dầu nóng rồi cho thức ăn vào luôn nhé.
Không cho quá nhiều thức ăn cùng một lúc
Thức ăn khi cho vào chảo thường không chín đều. Việc cho quá nhiều thức ăn vào sẽ khiến cho thức ăn không tiếp xúc hết được với nhiệt dẫn đến không chín đều dẫn đến các loại vi trùng, vi khuẩn không được tiêu diệt hết. Từ đó tạo cơ hội các các vi khuẩn có cơ hội đi ào cơ thể và gây nên những mầm bệnh nguy hiểm khó lường.
Không rửa thịt trong bồn rửa chén bát
Thịt sống có rất nhiều chất bẩn và mỡ sẽ bám vào thành bồn khi rửa và nếu bạn không rửa hoặc chỉ rửa qua bằng nước sẽ khiến vi khuẩn tích tụ tại đó, lâu dần sẽ bám vào chén đũa khi rửa và đưa mầm bệnh vào cơ thể.
Không để chảo chống dính ở nhiệt độ cao
Mẹo nhỏ tiếp theo là không nên để chảo chống dính ở nhiệt độ cao. Chảo chống dính thực sự tiện lợi nhưng lại chứa rất nhiều hợp chất có hại trong đó có chất PFCs liên quan đến tổn thương gan và các vấn đề về chậm phát triển. Vì vậy nhớ kiểm tra nhiệt độ bao nhiêu là tốt và phù hợp nhất với chảo nhé.
Không luộc trứng quá lâu
Nhiều người cho rằng luộc trứng càng lâu thì sẽ càng chín kĩ, không lo bị sống. Nhưng thực tế là khi luộc quá lâu, bề mặt trứng sẽ có màu tro xanh. Trứng hình thành một chất khó hấp thu dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy bạn chỉ nên luộc trứng vừa chín tới thôi nhé.
Không nên tẩm ướp gia vị quá sớm khi quay thịt
Khi quay thịt, có thể bạn cho rằng tẩm ướp gia vị càng sớm thì thịt sẽ càng ngấm gia vị nhưng việc tẩm ướp sớm này sẽ làm cho protein trong thịt bị đông cứng lại, miếng thịt co nhỏ, cứng, không ngon. Vì vậy, thời gian tẩm ướp tốt nhất là không quá 1 tiếng trước khi quay.
Xào rau xanh không nên cho giấm
Một mẹo dành cho bạn nữa là khi cho giấm rau xanh sẽ ngả màu vàng. Vì diệp lục trong rau bị tác động bởi axit có trong rau. Mặt khác, giấm sẽ làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng của rau. Vì vậy, không nên cho giấm vào khi đang xào rau.
Không để lửa to khi rán mỡ heo
Bởi khi gặp lửa to, nhiệt độ cao, mỡ có thể sinh ra chất hôi. Khi ăn vào có hại cho thực quản, khí quản lẫn hệ tiêu hóa. Vì vậy, mẹo nhỏ ở đây chính là không nên để lửa to khi đang rán mở heo.
Không đun quá nóng chảo trước khi xào rau
Với những hàng quá ven đường bạn sẽ thường thấy người ta bật lửa lớn để giữ màu xanh của rau. Nếu làm như vậy, món rau xào sẽ gây hại cho dạ dày, khiến dạ dày viêm loét, ợ chua.
Nguồn: toinayangi.vn