Chăm trẻ sơ sinh “đúng cách” trong những tháng đầu tiên

Lúc ra khỏi bụng mẹ và cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh sẽ thoát ra khỏi lớp bao bọc trong cơ thể mẹ. Đồng thời, chúng cũng phải học cách thích nghi với môi trường bên ngoài, cách thở một mình, bú và chống chọi với mọi thời tiết dù là lạnh, nóng,… Thế nên để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé; các mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc bé trong những tháng đầu tiên; những tháng đặc biệt quan trọng đối với bé. Nhưng vấn đề chăm trẻ sơ sinh như thế nào cũng là vấn đề đau đầu của các mẹ. Hiểu rõ tâm lí của bạn nên dky sẽ chia sẻ vài điều về cách chăm trẻ trong những tháng đầu tiên đến các bà mẹ.

Cần chú ý đến nhiệt độ phòng trong cách chăm trẻ sơ sinh

nhiệt độ phòng thích hợp

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời thật là khó khăn. Vì bé nhỏ xíu, mỏng manh; rồi chuyện nằm máy lạnh hay nằm quạt; làm sao để con không nóng quá cũng đừng lạnh quá cũng là một vấn đề rồi. Tốt nhất các cha mẹ nên để nhiệt độ phòng cho trẻ khoảng 28 độ. Mẹ nên mặc đồ kín chân tay cho con; vì con từ trong bụng mẹ vốn ấm áp, nay phải ra ngoài chưa hợp với không khí nên dễ bị lạnh. Khi con ngủ, mẹ nên chèn hai bên sườn cho con cảm giác chắc chắn. Làm như vậy, sẽ tránh được trường hợp bé ngủ hay giật mình khóc thét; đặc biệt là những trẻ bị sinh non thiếu tháng.

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm thì phải làm sao?

thức đêm ngủ ngày

Cha mẹ nuôi con sẽ phải đối mặt với tình trạng đêm thức ngày ngủ của con. Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm rất phổ biến vì con chưa quen với môi trường bên ngoài. Cha mẹ sẽ rất mệt trong thời gian này, cho đến khi giờ giấc của con ổn định. Qua đến tháng thứ 3 thì con mới ăn ngủ đều đặn và tương đối thích hợp với thời gian biểu của cha mẹ.

Tốt nhất, trong suốt thời gian “lệch múi giờ” này; mẹ nên tranh thủ ngủ bất cứ lúc nào có thể để đêm cho con bú và trông con. Nhiều mẹ tranh thủ khi con ngủ để làm chuyện này, chuyện kia; đêm về lại thức trông con sẽ rất mất sức, căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách chăm trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Trẻ sơ sinh thi thoảng sẽ bị sặc sữa và trẻ nôn trớ nhiều. Nhẹ thì nôn trớ là xong hoặc ho một chút; nặng thì sữa xộc lên cả mũi làm con ngạt thở, mặt mũi đỏ gay khiến con hoảng sợ. Lúc đó, mẹ hãy nhanh chóng đỡ đầu con dậy; sau đó lau cho con và nhỏ mũi – hút mút để sữa không đọng lại ở khoang mũi. Các mẹ lưu ý đừng mút mạnh quá khiến con sợ và không tốt cho niêm mạc mũi. Sau đó, mẹ nhớ nhỏ nước muối sinh lý cho con và dùng tăm bông vệ sinh lại mũi cho con.

Cảm sốt nhức đầu cũng là vấn đề nan giản với các mẹ

Trẻ sơ sinh sức đề kháng chưa ổn định nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Để tránh việc này thì các mẹ nên để con nằm ngủ ở nhiệt độ ấm áp, tránh gió; tránh tắm lâu làm con bị nhiễm lạnh. Nếu không may bé bị cảm sốt thì sẽ kéo dài đấy. Các mẹ phải kiên trì chữa dứt bệnh và chăm sóc bé khi bị sốt theo khoa học nhé!

Mẹ nên cho con tắm nước ấm cách 2 ngày, hoặc cẩn thận thì lau mình thôi. Khi nào con khỏe hãy tắm. Mẹ nên cho con uống siro ho và tiêu đờm, uống thuốc cảm theo chỉ định của bác sĩ để con mau hết bệnh. Bệnh cảm cúm thường hay kéo dài và tái phát nên nhất thiết mẹ phải chữa cho con đến nơi đến chốn mới thôi. Vì nếu ngưng giữa chừng con sẽ bị nhiễm bệnh lại.

Các mẹ cần chăm trẻ sơ sinh cẩn thận khi chúng bị táo bón

Trẻ bú sữa mẹ cũng có thể bị táo bón sơ sinh như thường. Triệu chứng là con không đi ngoài từ 2 ngày trở lên. Nguyên nhân cũng vô chừng: có thể do mẹ ăn uống ít rau quả, chất xơ; uống ít nước; hoặc do mẹ cho con bú sữa ngoài,…

Mẹ có thể giúp con thoát khỏi tình trạng táo bón này bằng cách: các mẹ hãy ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước. Con tốt nhất nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu thấy 3 ngày con không đi ngoài tí nào; thì mẹ nên cho con đi bác sĩ và uống thuốc theo toa.

Dị ứng cơ địa ở trẻ sơ sinh

Đây luôn là vấn đề khó khăn vì da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên hay bị dị ứng.

  • Triệu chứng: da bé nổi mẩn, có khi nổi từng mảng da và bé ngứa ngáy, khó chịu, nóng trong người,…
  • Nguyên nhân: có thể do mẹ tắm con bằng xà bông không thích hợp, do con tiếp xúc với cái gì đó mà da con nhạy cảm dễ bị dị ứng: ví dụ như phấn hoa.
  • Điều trị: nếu gặp trường hợp này thì tốt nhất mẹ không nên trị dị ứng da bằng cách tắm lá cho con. Mà nên tắm nước ấm, nước sạch. Ngưng dùng xà bông và phấn. Mẹ giữ con sạch sẽ, thoáng mát (hạn chế dùng bỉm lại ở thời gian này). Sẽ mất khoảng một tuần để con hết dị ứng, nếu mẹ thấy lo lắng quá thì hãy cho con đi khám và uống thuốc theo toa.

Chăm trẻ sơ sinh khi chúng bị sốt phát ban

Triệu chứng của sốt phát ban là trẻ sốt lai rai khoảng 2-3 ngày, sau đó nổi mụn đỏ nhỏ nhỏ hoặc da đỏ ửng từng vùng. Mẹ dùng tay ấn vào da rồi buông ra thì không hết vết đỏ (cách này phân biệt với các loại bệnh khác như tay chân miệng…).

Thường thì bé nổi ban sẽ sốt 3 ngày và nổi 3 ngày, sau đó ban lặn. Lúc này, cho dù chưa biết con bị làm sao, dù con rất nóng nhưng mẹ đừng cho nằm máy lạnh vì máy lạnh làm ban không nổi hết mà lặn vào thì sau này con bị lại dễ tái phát.

Mẹ hãy nhớ trông chừng để con không gãi trây mặt vì ngứa. Khi bị sốt phát ban, con sẽ quấy khóc, mẹ lấy nước ấm lau cho con. Và hãy lau mình cho con bằng nước ấm để hạ sốt chứ không được dùng nước lạnh, nếu không con sẽ bị nhiễm lạnh gây viêm phổi.

Bị sốt phát ban không kiêng gió, nước; mẹ cứ tắm cho con bình thường bằng nước ấm, nhưng nên tắm nhanh. Không nên dùng dầu khuynh diệp bôi cho con khi con đang sốt và nổi ban. Sau khi hết sốt, con sẽ nổi ban và lúc này con đỡ quấy hơn.

Bế như thế nào khi chăm trẻ sơ sinh?

bế trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng trước tiên bạn cần biết là bế trẻ. Khi bế bé yêu lần đầu tiên, bạn có chút lúng túng không biết phải bế bé thế nào cho đúng. Đừng quá lo lắng, sau vài ngày chăm bé, bạn sẽ biết cách bế bé và nhận ra bé thích được bế ở tư thế nào nhất. Mỗi bé sẽ thích được bế theo một tư thế riêng, có bé thích được vác vai, song có bé lại thích được ẵm ngửa…

Dù bé khóc đòi bế hay đơn giản là bé đang thức nên bạn muốn bế bé lên để nựng nịu thì trước khi bế bé lên, hãy cho bé biết là bạn sẽ bế bé lên để con không giật mình, khóc hoảng. Hãy nhìn bé và âu yếm trò chuyện với bé, nhẹ nhàng luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông bé trong khi nhấc bé lên một cách nhẹ nhàng.

Hãy cho trẻ ợ sau khi bú

Dù bạn cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức; sau khi bé bú no, hãy cho bé ợ hơi, tránh ọc sữa. Để cho bé ợ hơi, hãy bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực bạn, vỗ nhẹ lưng bé. Bế bé ở tư thế đó trong khoảng 10 – 15 phút, bạn hãy giữ đầu và cổ bé cẩn thận vì cổ bé sơ sinh còn rất yếu. Việc ợ hơi này giúp bé hạn chế bị ọc sữa sau khi bú no và tình trạng trào ngược dạ dày thực quản vì chức năng của van giữa thực quản và dạ dày của bé sơ sinh chưa hoàn thiện.

Lời kết

Trên đây là một số những mẹo vặt và bí quyết chăm trẻ sơ sinh đúng cách mà các cha mẹ khi nuôi con phải nắm rõ trong những tháng đầu đời của con.

Nguồn: chamenuoicon.com

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *