Chữa sốt xuất huyết cho trẻ với vài kiến thức quan trọng

Sốt xuất huyết là loại bệnh cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em. Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm tiểu cầu để theo dõi tình trạng bệnh và kê đơn thuốc điều trị tại nhà; để trẻ được nghỉ ngơi và hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo trong cộng đồng. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan, suy giảm tri giác, thậm chí tử vong,… Vậy sốt xuất huyết nghiêm trọng như thế nào, các triệu chứng của nó là gì, cách chữa sốt xuất huyết và những cách phòng bệnh hiệu quả nhất? Hãy cùng dky tìm hiểu về sốt xuất huyết qua bài viết này nhé!

Khái niệm về bệnh sốt xuất huyết?

sốt xuất huyết ở trẻ

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do virus Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là vật trung gian truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Các chuyên gia đánh giá, bệnh lưu hành phổ biến nhất ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên kể cả thành thị lẫn thông thôn. Hơn nữa bệnh thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, chủ yếu tháng 7, 8, 9, 10; đặc biệt có thể gây tử vong nhất là ở trẻ em.

Các triệu chứng của bệnh ở trẻ

Các dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em như sau:

– Trẻ sốt cao từ 39-40 độ liên tục, kéo dài từ 2-7 ngày và xảy ra một cách đột ngột mặc dù trước đó bé hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.

– Cơ thể bé có cảm giác mệt mỏi, đỏ phừng mặt, da xưng huyết, đau nhức khắp cơ thể và đau đầu.

– Có trường hợp trẻ bị đau họng, viêm kết mạc mắt, sổ mũi, tiêu chảy và nôn ói là những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.

– Những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết gây nguy hiểm đó là trẻ bị xuất huyết, chảy máu ở nhiều dạng khác nhau.

Những cách lây lan của bệnh sốt xuất huyếtmuốn cắn

Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào chắc hẳn nhiều bạn không hề biết. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt. Do đó, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch. Trong ổ dịch sốt xuất huyết cứ 1 trường hợp mắc bệnh điển hình thì có hàng chục trường hợp mang virus tiềm ẩn, không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây cho người khác.

Khi vào mùa dịch, bạn khó có thể chắc chắn mình không nằm trong ổ dịch hoặc người xung quanh không mang virus tiềm ẩn. Do đó, bạn luôn cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

Cách chữa bệnh sốt xuất huyết đúng cho trẻ tại nhà 

Chữa sốt xuất huyết bằng cây cỏ mực

Theo đông y, cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, có vị ngọt, mát, với tác dụng bổ âm, chữa kiết lị, ra máu. Chính vì vậy, nó được dùng nhiều trong các bài thuốc cầm máu, thanh nhiệt, viêm họng và chữa ho cho trẻ sơ sinh. Chính vì đặc tính làm mát của mình mà cỏ nhọ nồi còn được sử dụng trong bài thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết.

– Cách 1: Các mẹ hãy dùng nhọ nồi, kết hợp với sài đất, củ sắn dây, cây cối xay, ké đầu ngựa và cam thảo đất mỗi loại 20g, rồi sắc lên cho bé uống để hạ nhiệt cho cơ thể khi bị sốt. Bài thuốc này có thể trị ngứa, đau đầu buồn nôn cho trẻ em bị sốt xuất huyết.

– Cách 2: Sao cháy nhọ nồi 40g, rau má, cỏ mần trầu, lá huyết dụ mỗi loại 20g rồi sau đó sắc đặc lên và cho bé uống 2-3 lần/ngày.

– Cách 3: Rửa sạch nhọ nồi 50g, rau ngót và rau diếp cá mỗi loại 100g, rồi sau đó đem vò nát với nước sôi để nguội.

– Cách 4: Nhọ nồi khô 30g, sinh địa, hoa hòe, huyền sâm và mạch môn mỗi loại 12g, đem sắc với 3 bát nước khoảng 30 phút rồi lấy nước cho bé uống 2 lần/ngày. Với cách này rất tốt cho trẻ bị xuất huyết dưới da, nôn hoặc tiểu tiện ra máu.

Lá đu đủ – bài thuốc chữa sốt xuất huyết

Như các bạn đã biết, đu đủ là loại cây rất quen thuộc đối với chúng ta và lá đu đủ được đông y sử dụng trong nhiều bài thuốc, đặc biệt là bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em bằng lá đu đủ rất hiệu quả.

Lấy 1 lá đu đủ bánh tẻ rửa sạch; sau đó xay nó thành hỗn hợp thật nhuyễn, không được cho nước vào khi xay nhuyễn. Tiếp theo, các mẹ dùng khăn màn sạch lọc bã; để lấy nước cốt lá đu đủ và cho thêm 1 chút đường vào cho bé dễ uống. Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần với khoảng 8-10ml nước ép lá đu đủ. Thì các mẹ sẽ thấy sức khỏe của con yêu dần dần được hồi phục khỏe mạnh.

Ngoài việc chữa sốt xuất huyết thì chăm trẻ cũng là việc rất quan trọng

  • Cho trẻ được nghỉ ngơi, không chạy nhảy.
  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, màu sáng để thoát nước.
  • Khi trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Đó là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như: cháo, sữa hoặc súp.
  • Nên cho bé uống nhiều nước hơn so với bình thường, kết hợp thêm nước trái cây.
  • Khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, nên dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol với liều lượng như sau: 15mg/kg thể trọng bé và cho uống 2 lần/ngày.
  • Sau 12 ngày nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi hẳn.
  • Trường hợp trẻ bị nặng thì các mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Trường hợp phải cho trẻ đến bệnh viện để chữa sốt xuất huyết

Hiện nay, đa phần cha mẹ có con nhỏ; khi thấy con mình bị sốt thường tự ý mình đi mua thuốc ở các hiệu thuốc tây về cho trẻ uống. Họ đã bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện con mình có những dấu hiệu sau thì cần đưa con đi khám để tránh những tai biến không mong muốn.

  • Khi trẻ có dấu hiệu chuyển độ bệnh.
  • Trẻ có dấu hiệu sốc như: bứt rứt, vật vã, mệt mỏi, quấy khóc, da chi lạnh, rối loạn vận mạch, huyết áp tụt, mạch rối loạn khó bắt.

Trường hợp cần tái khám cho trẻ

Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:

Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống

Đau bụng, nôn nhiếu, nôn khan

Quấy khóc, bứt rứt, trăn trở khó chịu hoặc li bì

Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen

Cần kiêng gì khi chữa sốt xuất huyết cho trẻ?

– Không nên cạo gió, cắt lễ vì có thể làm đau và gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.

– Các mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc.

– Không nên để bé bị sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ ở y tế không đủ điều kiện. Vì không ít trường hợp truyền dịch không đúng và làm bệnh trở nặng. Và khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá muộn.

– Khi bé bị sốt, các mẹ không nên quấn chặt hay mặc quá nhiều quần áo.

– Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt pha sẵn có gas.

Trẻ nên ăn gì khi đang trong quá trình chữa sốt xuất huyết?

Cho trẻ ăn những thứ ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: nước điện giải Oresol, nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây, nước cam, nước chanh.

Cung cấp thêm vitamin các nhóm A, B, C; để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

ngừa sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá,… Dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

– Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,…

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Kết luận

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết, cách phòng cũng như cách chữa bệnh sốt xuất ở trẻ em. Hi vọng có thể giúp các các bà mẹ chăm sóc, điều trị tốt cho bé yêu; khi bé bị sốt xuất huyết; để tránh nguy hiểm tới sức khỏe của con cũng như giúp bé nhanh hồi phục, khỏe mạnh.

Nguồn: chamenuoicon.com

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *