Chữa táo bón cho trẻ tại nhà như thế nào cho hiệu quả?

Táo bón là vấn đề luôn khiến các bậc cha mẹ phải lo lắng, nhất là khi trẻ bị táo bón lâu ngày rồi mà vẫn chưa khỏi. Trẻ không chỉ bị táo bón kéo dài không đi tiêu được mà còn dễ bị đầy bụng, đầy hơi, đau bụng,… Lâu dần dẫn đến biếng ăn và trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời, mọi chuyện sẽ được giải quyết nếu bạn biết cách chữa táo bón cho trẻ. Tại sao bé lại bị táo bón lâu ngày, có những cách chữa táo bón hiệu quả nào? Sau đây, các mẹ hãy cùng với dky tìm hiểu về các cách chữa táo bón cho trẻ đúng nhất nhé!

Làm sao để biết trẻ có bị táo bón hay không?

làm sao để biết bé có bị táo bón hay không

Trước khi trị táo bón cho trẻ thì các mẹ cần phải biết tình trạng táo bón ở trẻ. Để biết được điều đó thì các bậc bố mẹ hãy quan sát các hiện tượng sau đây:

– Về phân của trẻ: Có dạng lổn nhổn hoặc viên tròn như phân dê, trẻ rặn khó khăn.

– Về biểu hiện của trẻ: Quấy khóc, bụng chướng, bỏ hoặc lười bú, la hét hoặc khóc thét lên khi đi ngoài.

Nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ

– Trẻ bị táo bón không đi ngoài được nguyên nhân là do khi bé bị sốt phải uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho cũng khiến trẻ bị táo bón kéo dài.

– Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón thường là do bé bú không đủ no, chưa đủ để tạo thành phân hoặc do mẹ ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu chất xơ, nhiều đồ cay nóng khiến sữa bị ảnh hưởng.

– Với những trẻ uống sữa công thức do sữa pha không đúng công thức hoặc sữa không hợp với hệ tiêu hóa của trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón lâu ngày.

– Những đứa trẻ hiếu động hay giật mình và quấy khóc, hay vận động tay chân thì cơ thể dễ bị mất nước nhiều hơn những đứa trẻ khác gây ra hiện tượng trẻ bị bón.

Các phương pháp chữa táo bón cho trẻ hiệu quả tại nhà

Chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi

Các mẹ lấy 1 cọng mồng tơi rửa sạch, tước vỏ ngoài của cuống rồi lấy cuống đó ngoáy hậu môn của trẻ 3-4 cái. Chữa táo bón cho trẻ bằng rau mồng tơi đã được nhiều bà mẹ áp dụng rất hiệu quả cho con đấy ạ. Vì vậy, khi trẻ bị táo bón khó đi ngoài các mẹ hãy áp dụng ngay bài thuốc trị táo bón cực nhanh nhạy này cho con nhé

Mật ong cũng có thể trị táo bón cho trẻ, bạn có biết?

Chữa táo bón bằng mật ong cho trẻ như sau: Dùng một ít mật ong rừng bôi vào đầu que bông mềm hoặc cọng hành nhỏ, rửa sạch rồi ngoáy hậu môn bé sâu khoảng 1 cm và cả phía bên ngoài.

Với cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong này cực kỳ đơn giản, hiệu quả và được rất nhiều bà mẹ lựa chọn. Vì vậy trẻ bị táo bón phải làm sao không còn là gánh nặng sợ hãi của các bà mẹ bỉm sữa nữa rồi nhé!

Để giúp bé trị táo bón các mẹ có thể sử dụng quả bồ kết

Một trong những bài thuốc trị táo bón cực nhanh nhạy không thể bỏ qua đó là nước quả bồ kết đun sôi.

Với cách chữa táo bón cho bé bằng quả bồ kết thì mẹ nên lấy 3 quả bồ kết nướng lên rồi cho khoảng 500ml nước vào đung sôi, để nguội và sau đó lấy 1 cái xi lanh để bơm vào hậu môn của bé.

Đây không chỉ là mẹo chữa táo bón cho trẻ tại nhà mà nước bồ kết còn được nhiều người sử dụng để trị rụng tóc cực kỳ hiệu quả đấy ạ.

Các mẹ cần chú ý đến việc mát xa cho trẻ bị táo bón

mát xa bụng cho bé

Khi bé bị bón các mẹ có thể xoa bụng cho trẻ như sau: cho trẻ nằm trên giường; bố mẹ dùng phần gốc bàn tay của mình áp sát vào cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang trái rồi xuống bụng dưới bên phải. Cứ xoa xoay day đẩy như vậy sau đó quay ngược lại. Không nên xoa nặng tay quá, mỗi lần xoa 10 phút, 3 lần/ngày. Hãy làm cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được.

Cách mát xa cho trẻ bị táo bón thực hiện rất đơn giản tại nhà; đem lại hiệu quả nhanh nhạy nên được nhiều bà mẹ lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Là bà mẹ thông thái bạn đừng quên bỏ qua mẹo chữa táo bón cho trẻ bằng cách đơn giản; đem lại hiệu quả nhanh chóng này nha!

Trẻ bị táo bón nên ăn gì?

Trẻ bị táo bón nên ăn gì hiện nay cũng là vấn đề được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ các mẹ nên lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ như: rau lá xanh, cam, quýt, sữa chua, các loại hạt siêu dinh dưỡng.

Nếu các mẹ vận dụng thực đơn đúng cách trong mỗi bữa ăn của trẻ; thì khi trẻ bị táo bón phải làm sao không còn là nỗi lo lắng đối các bậc bố mẹ nữa. Bởi khi vào cơ thể chất xơ không bị tiêu hóa, không bị hút nước và không bị hấp thu tại ruột. Điều đó làm cho phân trở nên mềm, xốp và giúp nhuận trường hơn.

Dùng nước ấm để tắm bé cũng là cách chữa táo bón cho trẻ hiệu quả

Khi trẻ bị bón khó chịu thì có thể dùng nước ấm cho bé tắm; để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Đây là mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh cũng khá hiệu quả và được nhiều bà mẹ quan tâm lựa chọn.

Hãy tập thói quen đi vệ sinh cho bé

Các mẹ hãy dạy bé cách đi ngoài đều đặn, hướng dẫn bé để chân và bàn chân thoải mái, hít sâu và nín thở trong khi rặn. Khi mẹ tập được thói quen đi vệ sinh cho trẻ; sẽ giúp bé sinh hoạt mỗi ngay tốt hơn. Chế độ ăn uống vui chơi hợp lý sẽ không làm bé bị bón và quấy khóc nữa. Ngoài những cách trên các mẹ cần phải lưu ý đến những loại thực phẩm hạn chế ăn khi trẻ bị táo bón. Bởi chúng được coi là thủ phạm gây ra chứng táo bón cho bé.

Các mẹ nên dùng thuốc gì để chữa táo bón cho trẻ?

Ngoài những mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh theo cách dân gian như ở trên; thì khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu các mẹ hãy đưa con mình đi thăm khám. Và cho bé dùng thuốc đều đặn trong 1 thời gian; để trẻ em bị táo bón đi tiêu phân mềm, không bị cảm giác khó chịu và đau rát. Nhưng việc dùng thuốc phải tuân theo quy định của bác sĩ.

Cần lựa chọn loại sữa phù hợp để tránh táo bón ở trẻ

Để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, xua tan nỗi lo lắng táo bón; thì các mẹ hãy lựa chọn một loại sữa phù hợp với thể chất của con trẻ. Nên căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của bé để mẹ có thể lựa chọn chính xác từng loại sữa nhé! Bởi ngoài việc giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, cải thiện tình trạng táo bón. Thì các loại sữa này còn có tác dụng giúp trẻ tăng cân nhanh hiệu quả và không còn tình trạng biếng ăn.

Cách chữa táo bón cho trẻ đúng đắn nhất là “phải phòng ngừa”

Lập ra chế độ dinh dưỡng hợp lí là cách phòng và chữa táo bón cho trẻ tốt nhất

lập chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Uống đủ nước và các loại nước trái cây khác sẽ giúp phân di chuyển dễ dàng hơn qua ruột. Việc thay đổi lượng nước cần dựa vào cân nặng và lứa tuổi. Nhưng hầu hết trẻ em tuổi đi học cần ít nhất 3 đến 4 ly nước mỗi ngày. Nếu trẻ bị táo bón trong giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn đặc; hãy cho trẻ tập uống 1 ly nước nước táo, lê, hoặc nước mận mỗi ngày.

Bổ sung nhiều chất xơ: các loại thực phẩm giàu chất xơ (như trái cây, rau và bánh mì nguyên hạt), có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Chất xơ không thể được tiêu hóa. Vì vậy nó giúp làm sạch ruột bằng cách di chuyển ruột dọc theo.

Nếu trẻ uống sữa bò bị táo bón: mẹ nên pha sữa loãng hơn bình thường một chút. Hoặc mẹ pha thêm vào sữa một thìa cà phê nước ép trái cây như cam, quýt,… cho trẻ uống.

Cho bé tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất thúc đẩy ruột đi vào hoạt động là cách phòng bệnh táo bón ở trẻ em khá hiệu quả. Hãy cho trẻ ra ngoài chơi đùa thay vì ngồi xem TV hay điện thoại.

Các bữa ăn đều đặn dành cho trẻ

Ăn uống là một chất kích thích tự nhiên cho ruột. Do đó, các bữa ăn đều đặn có thể giúp trẻ phát triển thói quen đi vệ sinh bình thường. Nếu cần thiết, hãy để trẻ ăn sáng sớm hơn một chút; để trẻ có thể đi đại tiện ở nhà trước khi đến trường. Đây là cách phòng táo bón ở trẻ em sợ đi vệ sinh ở trường hay nơi công cộng.

Tạo thói quen vệ sinh thông thường cho trẻ

Cố gắng đưa trẻ vào thói quen vệ sinh thông thường. Cho trẻ ngồi vào nhà vệ sinh ít nhất hai lần một ngày trong ít nhất 10 phút. Nên làm điều này ngay sau bữa ăn. Bạn nên tìm cách để trẻ thực hiện điều này một cách thoải mái nhất. Đây cũng là mẹo hay giúp phòng bệnh táo bón ở trẻ.

Kết 

Sau khi tham khảo cách chữa táo bón cho trẻ qua bài viết trên; hi vọng việc trẻ bị táo bón không còn là nỗi lo lắng của các bà mẹ nữa. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Hãy luôn đồng hành cùng dky để chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm hữu ích nhé!

Nguồn: chamenuoicon.com

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *