Cùng tìm hiểu sự khác biệt trong phong cách thời trang của cô gái Anh – Mỹ (P1)

Từ trước đến nay, khi nghe đến cái tên “đất nước cờ hoa” người ta sẽ hình dung ra một nước Mỹ sôi động, trẻ trung. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa, một quốc gia đa sắc tộc, nhộn nhịp và đầy nhiệt huyết. Nơi đây có quảng trường Thời Đại, đại lộ Danh Vọng lúc nào cũng đông đúc, tấp nập. Còn nhắc đến “xứ sở sương mù” người ta lại mường tượng về một nước Anh trầm lắng và cổ kính. Là dòng sông Thames luôn lững lờ trôi mặc kệ sự ồn ào của thế giới. Là những buổi trà chiều bình dị nhưng vẫn toát lên sự thanh cao và nhã nhặn.

Đâu đó giữa nước Anh và nước Mỹ, có sự đối lập nhất định. Thời trang của hai quốc gia này cũng như thế, tồn tại những sự khác biệt rất rõ ràng.

Chịu tác động bởi yếu tố lịch sử

Một tủ đồ cập nhật liên tục những xu hướng mới và một “kho báu” đầy ắp các món đồ vượt qua thử thách thời gian, bạn chọn phong cách thời trang cô gái Anh hay Mỹ?

Dù nói chung một ngôn ngữ và là “hàng xóm” cách nhau chỉ một đại dương, hai quốc gia Anh và Mỹ với lịch sử định hướng phong cách thời trang, khí hậu, nền văn hoá khác biệt đã tạo nên hai nền kinh đô thời trang độc đáo. Một ví dụ điển hình là chiếc jumper cô gái Anh diện vào một ngày se lạnh sẽ trở thành một chiếc sweater với thời tiết tương tự khi ở Mỹ.

Lịch sử tạo nên sự khác biệt thời trang

Tìm hiểu những điểm khác biệt trong cách ăn mặc hiện tại của cô gái Anh – Mỹ. Giúp các tín đồ mê mặc đẹp có thêm những bí quyết hữu ích. Đối lập trong lịch sử định hướng phong cách thời trang của hai nước Anh – Mỹ. Từ những thập niên cũ đã ảnh hưởng đến sự khác biệt trong cách ăn mặc của họ ở thời hiện đại.

Thời trang nước Anh thanh lịch của giới thượng lưu

Trang phục của quý cô Anh thời đại Regency (1811- 1820)

Ở thời đại Regency (những năm 1811 – 1820), xã hội Anh chỉ chấp nhận người phụ nữ có địa vị cao tham gia những cuộc họp xã hội. Vì nghi thức của từng sự kiện khác nhau. Và để được đối đãi như một người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp thượng lưu. Các cô gái phải “nằm lòng” những quy tắc trang phục khắt khe. Phải phù hợp với tiêu chuẩn và hoàn cảnh của bữa tiệc: trang phục buổi chiều, buổi tối, khiêu vũ hoàng gia…

Trang phục thời đại Regency-Khác biệt trong cảm hứng Anh thanh lịch

Giới trung lưu Anh luôn học theo cách ăn mặc của những quý cô này để trở nên “danh giá” hơn. Sự phân tầng địa vị xã hội thời trước với những thói quen, tục lệ, quy tắc nghiêm ngặt đã định hướng phong cách cô gái Anh ở hiện tại. Họ ưa chuộng những thiết kế chỉn chu, toát lên vẻ thanh nhã, phù hợp với mọi hoàn cảnh.

Thời trang Mỹ mang cảm hứng tự do

Nhân vật Rosie the Riveter trong trang phục biểu tượng thời trang Mỹ những năm 1940.

Khác biệt trong cảm hứng Mỹ tự do

Thời trang Mỹ lại hoàn toàn khác. Phong cách ăn mặc Mỹ phản ánh tinh thần của số đông quần chúng. Vào những năm 1940, nhân vật hư cấu Rosie the Riveter trong chiếc áo sơmi xanh và chiếc khăn trùm đầu bandana đề cao tinh thần phụ nữ Mỹ. Họ sẵn sàng xắn tay áo và làm những công việc vốn chỉ dành cho phái mạnh. Hình ảnh này dần trở thành biểu tượng cho thời trang Mỹ. Bởi nó khởi nguồn xu hướng tự do và năng động kéo dài đến bây giờ.

Trang phục gắn liền với nền thời trang Mỹ của “quả bom sex” Marilyn Monroe. Những thập niên sau, Marilyn Monroe trở thành biểu tượng cho nét đẹp kinh điển của phụ nữ Mỹ. Hiểu rõ đặc điểm cơ thể, nữ diễn viên chọn những trang phục đơn giản như áo cổ lọ và váy suông, tôn lên vóc dáng đồng hồ cát. Nét quyến rũ, khoẻ khoắn từ những món đồ tối giản đã theo chân mọi cô gái hiện đại. 

Nữ diễn viên kiêm người mẫu Cindy Crawford trong trang phục đậm dấu ấn thời trang Mỹ.

Đến những năm thập niên 80 và 90, khi ngành siêu mẫu ra đời, những chiếc váy trơn thoải mái, áo cộc tay và quần jeans cạp cao nhanh chóng trở thành món đồ không-thể-thiếu trong tủ quần áo của cô gái Mỹ. Có thể thấy, thời trang ứng dụng với phong cách trẻ trung, năng động và phóng khoáng đã được dệt chặt trong lịch sử phong cách của quốc gia này qua nhiều thập kỷ.

Khí hậu cũng ảnh hưởng đến thời trang

Chỉ cách nhau một bờ biển, Mỹ và Anh lại có sự khác biệt rõ rệt trong khí hậu. Một yếu tố quan trọng tạo nên sự đối lập trong những món đồ được các cô gái ưa chuộng giữa hai quốc gia.

Một bài viết đăng trên Guardian chia sẻ: “Phụ nữ Mỹ sống trong khí hậu trong lành, tươi sáng. Và những hiệu ứng ánh sáng được phản chiếu một cách đẹp đẽ qua chiếc váy của họ. Phụ nữ Mỹ hiếm khi phải chuẩn bị cho thời tiết ẩm thấp như ở London. Điều này giúp cô ấy diện nhiều kiểu quần áo đa dạng khác mà không phải lo ngại điều gì”.

Những lớp quần áo layer đa dạng sau chiếc áo khoác ngoài của cô gái Anh.

Thời trang Anh: Hơn 99,99% các cô gái Anh sở hữu ít nhất một chiếc áo khoác dài. Và cô ấy luôn phải chuẩn bị cho những bộ trang phục có thể đề phòng những cơn mưa bất chợt ở London. Khi nói đến thời trang cô gái Anh, người ta nghĩ ngay đến phong cách layer. Vừa để giữ ấm cơ thể vừa thể hiện cá tính riêng qua từng lớp quần áo đa dạng.

Thời trang Mỹ: Ngược lại, cô gái Los Angeles thường chuộng các thiết kế giúp họ xua đi cái nóng bức mùa Hè. Và cho phép họ sẵn sàng hòa mình vào đại tiệc âm nhạc sôi động. Đầm maxi, quần shorts với những chiếc áo thun phóng khoáng. Bên cạnh đó áo hai dây hay áo khoét lỗ luôn là lựa chọn hàng đầu.

Sự khác biệt tới ở trên sàn diễn

Sẽ là một thiếu sót nếu bỏ qua sự khác biệt trên sàn diễn thời trang của hai kinh đô thời trang Anh và Mỹ. Nơi “lăng xê” các xu hướng mới nhất cho mọi mùa quanh năm.

Thời trang Mỹ hoài niệm quá khứ

Tuần lễ thời trang New York (NYFW) luôn có sự xuất hiện của những thiết kế mang tính thể thao và cổ điển. Tất cả đã dệt chặt vào lịch sử quốc gia. Ngoài tính nghệ thuật, những thương hiệu trên đường băng NYFW luôn đảm bảo rằng các bộ sưu tập hợp thời. Sẵn sàng để “nhảy” trực tiếp từ đường băng vào tủ quần áo. Không có gì lạ khi những khách mời tham dự NỲW phải thốt lên. “Mình phải có bộ trang phục đó ngay bây giờ!” hoặc “Thiết kế đó quá hoàn hảo cho sự kiện của tôi vào tuần tới!”.

Phong cách retro-hướng đến sự hoài niệm

Chính vì thế, sàn diễn New York vẫn luôn tràn ngập những bộ trang phục lấy cảm hứng từ thập niên cũ. Các thương hiệu cao cấp của thành phố như Alexander Wang cũng chọn cách vận hành như vậy. Vẫn trung thành với những thiết kế vượt thời gian. Chỉ điểm thêm vài gam màu nổi bật trên các loại chất liệu khác như một cách để tạo ra làn gió mới cho thời trang của thành phố.  

Tuần lễ thời trang New York

Áo khoác biker lấy hơi hướng từ những thập niên cũ. Chỉ được điểm thêm gam xanh và trắng lạ mắt trong bộ sưu tập của nhà mốt Alexander Wang.

Nước Anh hướng đến tương lai

Trái ngược với thời trang đường băng Mỹ, những mẫu thiết kế từ sàn diễn London bao phủ một màu sáng tạo. Đầy táo bạo và không tuân theo một khuôn khổ nào. Thời trang từ đường băng London là thời trang “thử nghiệm”, đó là những thiết kế khó diện trong thực tế. Và chúng có khả năng sẽ không bao giờ được đưa vào sản xuất dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng chính vì điều đó, sàn diễn London là cái nôi khơi nguồn cảm hứng thú vị.

Và Vivienne Westwood, một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của Vương quốc Anh. Tiên phong trong phong cách punk hiện đại. Sẽ là một minh chứng cho sự sáng tạo mạnh mẽ của sàn diễn London. Buổi trình diễn mùa Xuân năm 2016 được tổ chức tại một địa điểm có tên “Câu lạc bộ tình dục người ngoài hành tinh”. Thái độ và thông điệp sau những thiết kế của cô được nhân rộng ra toàn bộ thành phố. Sự tự do và sức sáng tạo bao trùm lấy những sàn diễn London.

Vivienne Westwood

Vivienne Westwood sải bước trên sàn diễn cùng với dàn mẫu ra mắt bộ sưu tập mới. Nó đột phá và truyền nhiều cảm hứng vào mùa xuân năm 2016. Câu chuyện lịch sử, đặc điểm khí hậu và thời trang trên sàn diễn là những yếu tố làm nên nét khác biệt trong phong cách của các cô gái Anh và Mỹ. Vậy sự khác biệt đó được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào? Cùng tìm câu trả lời ở phần 2 của bài viết.

Nguôn: ellen.vn

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *