Hướng dẫn làm Gelatin đơn giản và cực kỳ an toàn tại nhà

Gelatin được biết đến là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc làm bánh. Thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi loại nguyên liệu này được làm từ đâu và được làm như thế nào không? Gelatin được làm từ collagen lấy từ da lợn, xương gia súc. Sau đó được đun sôi sau khi đã được xử lý bằng kiềm hoặc axit. Gelatin có hai loại là dạng bột và dạng lá. Cả hai dạng này đều được dùng để làm bánh, thạch hay kẹo dẻo. Chúng có tác dụng làm cho bánh có độ dẻo và tạo thạch. Vì vậy loại nguyên liệu được bán rộng rải ở khắp nơi. Nhưng chắc hẳn bạn đã từng lo lắng về sự đảm bảo an toàn vệ sinh của loại nguyên liệu này. Sau đây mẹo vặt làm bếp xin hướng dẫn bạn cách làm Gelatin tại nhà.

Gelatin là gì và công dụng của loại nguyên liệu này

Gelatin được là từ collagen lấy từ da lợn và xương gia xúc. Ở dạng bột chúng có màu hơi vàng khá giống với đường. Còn Gelatin dạng lá thì có màu trong suốt, hơi vàng. Ở cả hai dạng chúng đều không mùi và không vị. Chúng có tác dụng làm dầy, ổn định cấu trúc và tránh được hiện tượng tách lỏng khi chế biến.

Ngoài tác dụng làm đông dẻo lại khi sử dụng ở làm bánh. Nguyên liệu này còn có tác dụng giảm đau xương khớp. Vì trong này có thành phần axit amin giúp tái tạo lại collagen, sụn và các mô liên kết của khớp.

Gelatin được sử dụng rộng rãi

Cách chọn mua bì sạch

– Bì sạch và ngon nên chọn từ những phần trên lớp thịt thăn, thịt nạc vai, thịt mông. Những miếng bì ở đây thường dày, bằng phẳng, kích thước lớn và dễ sơ chế hơn rất nhiều.

– Chú ý quan sát màu sắc của miếng bì, thấy bì có màu trắng sáng, hồng hào tự nhiên, tránh chọn những miếng có đốm lạ, bị tụ máu, loang lỗ màu sắc lạ. Hay vết kim tiêm còn sót lại.

– Dùng tay chạm vào bề mặt bì, thấy mặt khô ráo, không có dịch lạ, nhớt và có tính đàn hồi thì có thể chọn mua.

– Không nên chọn phần bì ở bụng vì phần này không có độ căng, bì mỏng dễ bị nát, khó sơ chế.

Cách chế biến Gelatin

Chuẩn bị nguyên liệu làm Gelatin ( cho ra thành phẩm 50gr)

Chuẩn bị 600 gr bì (da heo), 50 gr vôi

Sơ chế bì

Bì mua về bạn dùng dao cạo sạch hết chất bẩn, mảng bám màu đen và cả lông còn sót trên bề mặt bì. Sau đó rửa lại với nước từ 1 – 2 lần. Mách bạn: Bạn có thể trộn hỗn hợp muối và giấm hoặc nước cốt chanh, chà xát thật đều trên toàn bộ bì, rửa lại với nước sẽ giúp khử sạch các chất bẩn trên bì.

Ngâm bì với nước vôi trong

Pha loãng 50gr vôi với nước lạnh, khuấy đều cho vôi nhanh hòa tan hơn, sau đó để yên trong khoảng 30 phút chờ đến khi phần cặn lắng xuống bên dưới. Nhẹ nhàng lọc lại phần nước vôi trong cho vào thau bì, ngâm bì trong khoảng 8 – 10 tiếng. Sau đó vớt ra, rửa sạch lại với nước.

Luộc bì

Bắc lên bếp 1 nồi nước đun đến khi nước sôi thì cho bì vào chần sơ qua trong khoảng 1 – 2 phút. Nhanh tay vớt hết bì ra cho vào tô nước lạnh chờ chế biến. Lưu ý: Chỉ nên chờ nước thật sôi thả bì vào nồi chần sơ qua, không nên chần quá lâu trong nước sôi khiến gelatin thu về sẽ càng ít đi.

Cắt bì

Đặt miếng bì trên thớt, dùng dao loại bỏ hết phần mỡ còn sót lại, cắt thành dạng miếng nhỏ. Lưu ý: Bạn nên loại sạch hết phần mỡ trên bì, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian để loại bỏ lớp mỡ váng trên mặt gelatin.

Ninh bì

Cho hết bì đã được cắt nhỏ vào nồi, thêm nước sao cho ngập hết phần bì là được, bắc nồi lên bếp và bật lửa. Đun với mức lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng, sau đó vớt hết bì ra khỏi nồi. Tiếp tục đun thêm khoảng 7 – 10 phút, chờ đến khi nước trong nồi hơi cạn bớt thì tắt bếp.

Thu và làm khô gelatin

Dùng một cái khăn mỏng đặt lên miệng tô, từ từ đổ phần nước ninh bì vào chén, để thu về phần nước gelatin trong, không còn cặn. Cho nước gelatin vào khay, nghiêng khay để tráng lớp gelatin mòng, đều. Rồi đặt trong tủ lạnh để làm khô từ từ nhé.

Thành phẩm đạt được

Chỉ với các bước vô cùng đơn giản bạn có thể dễ dàng thu về những miếng gelatin dai, dẻo mà không phải mất tiền mua. Sau khi gelatin khô bạn có thể lấy ra dùng dần một cách tiện dụng ngay tại nhà.

Thành phẩm đạt được

Cách bảo quản gelatin

Phần gelatin nếu chưa cần sử dụng ngay, bạn có thể cho vào túi zip, túi nilong bịt kín. Bảo quản trong môi trường bình thường tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là được. Bạn cũng có thể đặt gelatin trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ thích hợp giúp bảo quản gelatin tốt hơn.

Một số món ngon chế biến từ gelatin

Genlatin có thể sử dụng làm rất nhiều món

Những miếng gelatin thu về bạn có thể dùng để thực hiện các món ăn cần có độ đông, mềm và dẻo. Điển hình như mousse, pudding, khúc bạch, thạch, marshmallow, kem, trân châu và không thể thiếu món kẹo dẻo thường thấy,…

Nguồn: dienmayxanh.com

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *