Những mẹo giúp bạn tiết kiệm điện dễ dàng vào mùa hè

Tủ lạnh là một thiết bị hiện đại luôn xuất hiện trong các gian bếp hiện nay. Đây là một trợ thủ đắc lực đối với các chị em nội trợ. Vì nó có thể bảo quản thực phẩm lâu hơn. Thậm chí giúp chị em làm những món ăn giải nhiệt vào mùa hè. Vào những ngày hè oi bức, những thiết bị điện có tác dụng làm mát luôn phải hoạt động hết công suất. Tủ lạnh cũng không phải là ngoại lệ. Cho nên yêu cầu về việc bảo quản tủ lạnh là hết sức cần thiết.

Bởi đây là thiết bị được sử dụng quanh năm trong gia đình chứ không riêng gì vào những ngày hè nắng nóng. Vì vậy vấn đề làm sao để tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh cũng được đặt ra. Sau đây là những mẹo vặt mà chuyên mục mẹo vặt làm bếp xin chia sẻ. Để giúp gia đình bạn sử dụng tiết kiệm điện và lâu dài hơn đối với thiết bị này.

Đặt nơi thông thoáng

+ Nên đặt thiết bị ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp, lưng. Và hai vách bên hông thiết bị phải cách tường ít nhất là 10cm để bảo đảm thoát nhiệt. Bởi nhiệt độ xung quanh truyền vào tủ nhiều sẽ ảnh hưởng khả năng tản nhiệt, điện hao nhiều hơn.

+ Nếu có thể, hãy đặt chiếc tủ của bạn tránh xa bếp nấu và không bị chiếu sáng trực tiếp. Nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn ở một nơi râm mát và ít ánh sáng

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

Khi thực phẩm trữ lạnh trong tủ không nhiều, nên điều chỉnh cấp độ làm lạnh ở mức trung bình hoặc thấp sẽ tiết kiệm điện hơn. Người tiêu dùng nên sử dụng một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lạnh: với buồng giữ lạnh. Nhiệt độ ở mức 7–8ºC là đạt, không cần thiết điều chỉnh độ lạnh tối đa. Với ngăn đông lạnh, điều chỉnh nhiệt độ ở mức -18ºC thay cho -22º là vừa đủ.

Cất giữ thực phẩm chứa trong tủ đúng cách

+ Để tiết kiệm điện, bạn không nên chất quá đầy thực phẩm vào tủ. Nếu thực phẩm trữ lạnh nhiều, khi cho vào tủ lạnh phải sắp xếp có tính toán. Chừa các khoảng cách để khí lạnh đối lưu, lượng điện hao tổn giảm xuống. Không nên để thực phẩm bít kín “họng” thổi hơi lạnh ra hoặc chất quá nhiều – ken kín các ngăn trong tủ.

+ Các loại thịt, cá tươi sống… nên cho vào các hộp bằng thép hoặc inox thay thế cho hộp nhựa. Bởi tính dẫn lạnh của kim loại nhanh hơn, thời gian làm lạnh rút ngắn, ít hao điện.

+ Thực phẩm còn nóng phải để nguội hẳn mới cho vào tủ nếu không chúng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, gây hao tốn nhiều điện năng hơn.

Cất giữ thực phẩm vào tủ lạnh đúng cách

+ Cho vào ngăn mát tủ lạnh một ít đá, thực phẩm đông lạnh bạn sắp sử dụng nhằm góp phần giữ lạnh ngăn này. Hạn chế sự hoạt động của bộ phận chế lạnh do nhiệt độ được điều hòa, từ đó tiết kiệm điện tốt hơn.

+ Khi thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh. Bạn có thể đem những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh, từ 1-2 ngăn. Tính dẫn nhiệt của nhựa xốp rất kém, hầu như không hút khí lạnh bên trong tủ. Làm theo cách trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh bị thu nhỏ lại. Làm cho thời gian làm việc của bộ phận chế lạnh được trút ngắn, tất nhiên là điện sẽ được tiết kiệm.

Hạn chế mở cửa tủ lạnh

Hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ trong tủ cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian hoạt động gây hao điện, về lâu dài sẽ dẫn đến hư hỏng tủ.

Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ

+ Cần vệ sinh tủ khoảng 2–3 tháng/lần để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện phát sinh. Lau chùi phần rìa cao su ở cửa thiết bị cẩn thận. Nó sẽ giúp phần cao su giữ được độ bền, đóng khít, không thất thoát hơi lạnh nhiều làm hao điện.

+ Thường xuyên vệ sinh máy, các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc, đổ hết khoang chứa nước do quá trình làm lạnh tạo ra… Để việc trao đổi nhiệt thực hiện tốt hơn, máy lạnh nhanh hơn và ít tiêu tốn điện năng hơn. Tuy nhiên khi tiến hành vệ sinh, bạn cần đảm bảo nguồn được đã được cắt hoàn toàn để được an toàn và tiết kiệm.

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

+ Trong trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ lạnh thì ngắt nguồn điện. Nhưng cần dọn sạch các vật dụng, thực phẩm có trong tủ, vệ sinh tủ. Và để tủ khô rồi mới đóng cửa, dùng vật phủ che bụi phủ lên trên nữa nhé.

+ Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông. Khoang chứa nước do quá trình làm lạnh tạo ra (thường nằm phía đáy, mặt sau của tủ lạnh) cũng cần thường xuyên được đổ đi. Nước này thường có cặn bẩn, thậm chí có cả xác côn trùng trong nhà rơi vào. Nếu để nước quá đầy có thể gây tràn, chập mạch hoặc gây rò điện mà chủ nhân không biết, vì thế hao điện hơn.

Chọn tủ lạnh giúp tiết kiệm điện

+ Lựa chọn loại tủ lạnh có dung tích sử dụng phù hợp với nhu cầu. Tủ quá nhỏ sẽ không đủ cho bạn sử dụng, nhưng tủ lớn quá sẽ tiêu thụ nhiều điện năng.

+ Lựa chọn loại tủ có màu sáng sẽ tiết kiệm điện hơn tủ có màu tối. Do tủ lạnh màu tối hấp thụ nhiệt tốt hơn.

+ Xem kỹ các thông số kỹ thuật của thiết bị để lựa chọn loại có khả năng tiết kiệm điện tốt hơn. Về điều này nên tìm hiểu kĩ hoặc hỏi những người có hiểu biết về kĩ thuật.

+ Khi mua, chọn tủ có màu sáng vì màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Ngoài ra, trên thị trường bây giờ cung cấp nhiều loại tủ có khả năng tiết kiệm điện rất tốt. Để “nhận diện” tủ lạnh tiết kiệm điện, người mua phải dựa vào công nghệ nhà sản xuất áp dụng. Hoặc các tính năng hoạt động tiện ích hơn của chúng. Các thông tin này được cung cấp đầy đủ ngay trên bề mặt sản phẩm hoặc tờ hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Thay vì tủ có 2 cánh, nếu cảm thấy thật sự không cần thiết, bạn có thể thay bằng tủ lạnh có 1 bên cánh.

Có thể chọn tủ lạnh 1 cánh nếu cần thiết

Bổ sung lượng gas cần thiết

Đồng thời, bên cạnh viên vệ sinh tủ định kỳ. Mỗi năm 1 lần bạn nên kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy và nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời. Nếu không đây chính là nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng. Và làm giảm tuổi thọ thiết bị đấy.

Hạn chế bật/tắt tủ lạnh để tiết kiệm điện

Trong quá trình sử dụng tủ, để tiết kiệm điện, bạn nên hạn chế việc ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện. Và bật/tắt tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn.

Rã đông cho tủ

Nếu như tủ của bạn không tự động rã đông. Hãy để ý những dấu hiệu của băng tuyết gắn ở tủ lạnh. Và tự tiến hành rã đông thủ công. Những tảng băng dính trên tủ lạnh sẽ ngăn cho tủ lạnh và tủ đông làm việc hiệu quả. Và đồng thời cũng dễ làm hỏng chiếc tủ thân yêu.

Thay tủ lạnh mới

Nếu như tủ lạnh hay tủ đông của bạn quá 10 năm tuổi thì hãy cân nhắc một sự thay thế xem sao. Máy nén trong  với hiệu suất cao, sự cách nhiệt được cải tiến. Nhiệt độ được tự điều chỉnh chính xác và cơ chế rã đông mới hơn. Đồng nghĩa với tiết kiệm năng lượng hơn. Điều này có nghĩa rằng nguồn chi phí bạn bỏ ra ban đầu sẽ được bù đắp lại trong tương lai. Bởi lượng năng lượng bạn tiết kiệm được.

Bảo quản tủ lạnh đúng cách và định kỳ

– Sau hai tuần, bạn cần phải cho tủ lạnh nghỉ ngơi đôi chút bằng cách vặn nút điều chỉnh Thermostat về vị trí (ON) hoặc (OFF). Thời gian nghỉ có thể là 15-30 phút. Sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường.

– Sau mỗi tuần chạy liên tục bạn nên làm vệ sinh tủ theo tuần tự: Vặn nút điểu chỉnh Thermostar từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện của thiết bị này hoặc rút nguồn ra. Đưa các thực phẩm, khay ,giá đỡ ra khỏi tủ lạnh. Phá tuyết trên giàn lạnh đối với tủ làm lạnh trực tiếp (mở cửa tủ để tuyết tan). Đặt cạnh tủ một chậu nước ấm sạch, khăn bông sạch, một miếng xốp (bọt biển) để cọ ướt, lau khô.

Chắc chắn là bạn không hề muốn lượng điện tiêu tốn của thiết bị này chiếm một phần lớn trong hóa đơn tiền điện hằng tháng của gia đình phải không nào. Hãy vận dụng những lời khuyên tiết kiệm điện tủ lạnh trên đây nhé.

Nguồn: toinayangi.vn

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *