Nôn trớ ở trẻ – khi nào được cho là bất thường?

Hành trình chăm con chưa bao giờ là dễ dàng đối với các bậc phụ huynh. Bất kỳ thay đổi nhỏ nào của trẻ cũng khiến cha mẹ lo lắng. Bé bị nôn trớ thường xuyên cũng không ngoại lệ. Hiện tượng này khá là phổ biến ở những trẻ sơ sinh. Bởi nôn trớ có thể là một biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Vậy khi nào nôn trớ ở trẻ là bất thường? Có cách nào hạn chế hiện tượng nôn trớ ở trẻ không? Để giải đáp những thắc mắc này. Sau đây, dky sẽ chia sẻ vài kinh nghiệm về hiện tượng nôn trớ ở trẻ qua bài viết, hi vọng sẽ giúp ích cho các mẹ.

Khi trẻ bị nôn trớ các mẹ cần làm gì?

khi trẻ bị nôn trớ

Dưới đây là những cách xử lý đơn giản ngay tại nhà khi con bạn bị nôn trớ:

  • Nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để không bị sặc.
  • Làm sạch miệng, họng và mũi trẻ (thứ tự miệng trước, mũi sau) bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trớ trong miệng của trẻ.
  • Vỗ nhẹ vào hai bên lưng để trấn an bé.
  • Nên dùng nước ấm lau cổ, người và thay bỏ bộ quần áo dơ trẻ vừa nôn dơ ra.
  • Khi trẻ đã hết cơn nôn trớ, cho bé uống chút nước ấm.
  • Mẹ ru trẻ ngủ để hạn chế tình trạng ọc sữa.
  • Chú ý theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuộc chống nôn khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nôn trớ thường hay gặp ở những bé còn trong giai đoạn bú mẹ.

Vài bài thuốc chữa nôn trớ ở trẻ tại nhà

Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể kết thúc sau vài tuần hoặc kéo dài trong 1-2 năm đầu đời. Nếu bé vẫn khỏe mạnh và vui chơi bình thường thì mẹ có thể điều chỉnh cách bú hoặc áp dụng một số mẹo theo dân gian để khắc phục tình trạng ọc sữa.

Sử dụng gạo lức

Sử dụng gạo lức rang vàng, 7 hạt cho bé trai, 9 hạt cho bé gái. Cho gạo đã rang vào nồi nhỏ, thêm 1/2 ly nước ấm và 1/2 chén sữa. Đun lửa nhỏ, sắc đến khi còn phân nửa lượng nước thì ngưng. Cho bé uống 2-3 lần trong ngày sẽ cải thiện tình trạng ọc sữa.

Gừng tươi thái lát

Gừng tươi thái lát mỏng. Bố và mẹ lần lượt ngậm từng lát. Sau đó, bố hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn của bé. Mẹ cũng làm tương tự nhưng hà hơi vào vùng lưng, gáy bé. Cả hai thực hiện động tác này trong 3 ngày, mỗi lần 36 cái, làm liên tục như thế 3 ngày sẽ trị khỏi ọc sữa.

Lá tre non hay còn gọi đọt tre

Khi trẻ bị trớ mẹ tìm những đọt tre bỏ ấm nước đun sôi rồi để nguội cho bé uống thay cho nước lọc bình thường. Theo dân gian thì con trai 7 đọt, con gái 9 đọt. Mẹ có thể thử thực hiện theo phương pháp này trong những ngày đầu trẻ bị ọc sữa.

Lúc nào thì nôn trớ ở trẻ được cho là bất thường?

khi nào nôn trớ được cho là bất thường

Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến hiện tượng ọc sữa ở trẻ. Đó có thể do bé ham bú hoặc ảnh hưởng từ chứng thiếu canxi. Và cũng không loại trừ dấu hiệu bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bố mẹ cần quan tâm, theo dõi nếu bé có những biểu hiện khác lạ nhanh chóng đưa đi bác sĩ:

  • Trẻ dưới 12 tuần tuổi nhưng bị nôn nhiều hơn một lần.
  • Môi khô tróc, ít nước mắt, bé ít tiểu đây là những dấu hiệu bị thiếu nước.
  • Bé vừa nôn trớ đi kèm với sốt cao, phát ban, co giật, khó thở.
  • Khi nôn trớ có ra máu, mật.
  • Nôn trớ liên tục trong 24 tiếng đồng hồ.
  • Trẻ bị trướng bụng, tiêu chảy.
  • Nhìn ốm yếu xanh lao, không hoạt bát.

Hiện tượng trớ sữa ra mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường hay bị ọc sữa lên mũi. Nguyên nhân là do các van đóng, mở ở cổ họng của bé còn yếu chưa hoạt động đồng bộ. Vì vậy, bé vừa thở vừa bú sẽ dẫn đến tình trạng sữa trào ra mũi.

Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tắc ruột, nhiễm khuẩn tiêu chảy, lồng ruột. Mẹ cần quan sát kỹ triệu chứng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách xử lý trẻ bị trớ sữa ra mũi:

  • Bồng bé thẳng người để tránh bị nôn trớ ra tiếp.
  • Lấy khăn mềm lau sạch sữa ở mũi bé, đợi một lúc mới cho bé bình tĩnh rồi mới bú tiếp.
  • Nếu bé có dấu hiệu khó thở, mặt mũi tím tái mẹ cần hút sữa khỏi mũi và miệng bé để bé dễ thở.
  • Trường hợp vẫn khó thở cần lật ngược người bé, đầu cúi xuống đất, dùng tay vỗ nhẹ lưng bé, 5 cái/lần
  • Nếu vẫn chưa thở được, mẹ cần hô hấp nhân tạo cho trẻ và đưa đến bệnh viện để bác sĩ sơ cứu.

Phương pháp phòng ngừa nôn trớ ở trẻ

Sau khi bú không nên cho bé nằm ngay là cách hiệu quả nhất để chữa nôn trớ ở trẻ

Sau khi cho bé ăn xong, bạn không nên cho bé nằm ngay. Tốt nhất, bạn nên cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu. Có thể bé trẻ ở tư thế thẳng trong 20 – 30 phút, vỗ lưng ợ hơi sau khi bú. Không nảy người trẻ hoặc đung đưa trẻ quá nhiều sau khi bú.

Hãy massage quanh rốn cho bé một cách nhẹ nhàng

Việc massage quanh rốn, theo chiều kim đồng hồ giúp tăng hoạt động của ruột, tăng tiết dịch. Giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn, bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.

Không mặc tã lót hoặc quần áo quá bó sát cho bé

Việc mặc quần áo quá chật hay bó sát có thể gây áp lực lên bụng, khiến trẻ nôn trớ.

Cung cấp đủ lượng canxi cần thiết để tránh nôn trớ ở trẻ

Nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy có thể trẻ không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bạn nên thảo luận với bác sĩ để bổ sung canxi đầy đủ cho trẻ.

Sau khi đã điều chỉnh mà nôn trớ không cải thiện và còn kèm theo các dấu hiệu bất thường. Bao gồm: sốt, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, nôn liên tục, chất nôn bất thường,… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

Tóm lại

Nôn trớ rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân có thể do sinh lý, do cách cho ăn trẻ chưa đúng. Tuy nhiên cũng có thể là do một bệnh lý tiềm ẩn. Khi trẻ bị nôn trớ, bạn cần bình tĩnh để xử lí. Theo dõi những dấu hiệu bất thường và sự tăng trưởng của trẻ. Nếu đã áp dụng một số cách phòng và chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh như trên mà trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, cách tốt nhất là thăm khám bác sĩ, mẹ nhé! Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn về tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Nguồn: marrybaby.vn

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *