Trẻ sốt mọc răng – nguyên nhân và cách chăm sóc bé trong giai đoạn này

Khi trẻ sốt mọc răng thì cha mẹ cần làm gì để con vượt qua thời gian khó chịu này một cách nhẹ nhàng nhất. Lúc này đây, không chỉ sốt mà nhiều bé còn có rất nhiều các vấn đề về sức khỏe khác đi cùng.

Mọc răng là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của một đứa trẻ, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với các em bé để bước vào giai đoạn của việc ăn thực phẩm khác sữa. Trẻ có thể cảm thấy không khỏe sau vài ngày. Do đó, bạn có thể tìm hiểu những vấn đề liên quan khiến trẻ sốt khi mọc răng để hiểu cách làm giảm cảm giác khó chịu. Nào cùng dky.com.vn đi vào chi tiết nhé!

Khi nào trẻ mọc chiếc răng đầu tiên?

trẻ mọc răng

Thông thường trong giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc cái răng đầu tiên. Một số trẻ có thể mọc răng sớm hơn một chút khi mới khoảng 3 tháng tuổi. Răng mọc đầu tiên thường là hai răng cửa dưới, tiếp theo là hai răng cửa trên rồi đến hai răng cửa bên hàm trên, sau đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới.

Thời gian sau, những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện. Các răng nanh hàm trên mọc sau cùng. Đa phần các bé đều có 20 cái răng sữa trước 3 tuổi. Do đó, nếu con lớn hơn 3 tuổi mà chưa có đủ răng, bạn hãy đưa con đi khám để biết rõ tình trạng sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, việc khám sức khỏe răng miệng thường xuyên giúp nha sĩ phát hiện kịp thời những vấn đề như sâu răng, răng mọc lệch, khớp cắn không khớp…

Trong một số trường hợp hiếm (với tỷ lệ khoảng 1/3.000 trẻ), trẻ mới chào đời đã có sẵn 1 – 2 chiếc răng (còn gọi là răng sơ sinh) hoặc mọc răng chỉ vài tuần sau sinh. Trong trường hợp này, nếu răng cản trở quá trình bé bú hoặc lung lay khiến bé có nguy cơ nghẹt thở, bạn nên đưa bé đi khám để được xử lý đúng cách. Nếu bác sĩ cho biết những chiếc răng sơ sinh này không ảnh hưởng đến bé, bạn không cần quá lo lắng.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ đang mọc răng

Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc không sốt. Phần lớn, trẻ sốt trong quá trình mọc răng là do viêm lợi. Trẻ sốt mọc răng thường có những triệu chứng sau:

  • Trẻ chảy dãi: Nhiều trẻ khi mọc răng thường chảy nước miếng và thích ngậm gì đó trong miệng. Khi mọc răng, cơ thể của trẻ yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kì này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ.
  • Khi mọc răng, trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ và bứt rứt khó chịu trong người.
  • Nướu có thể bị sưng đỏ làm trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng đang nhú lên. Giai đoạn này, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi vào miệng để cắn. Những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3-5 ngày. Ngoài ra, nướu nứt ra, có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu trứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều, ăn uống kém và có thể bị sụt cân.
  • Sốt nhẹ, đau lợi khi mọc răng làm cho bé quấy khóc hơn bình thường, do đó các mẹ cần có hướng chăm sóc bé đúng cách và có chế độ dinh dưỡng tốt cho bé.

Nguyên nhân của việc trẻ sốt mọc răng

Theo bác sĩ Đỗ Hoàng Việt (Khoa nhi, bệnh viện Nhi Quảng Ninh) cho biết: “Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể hơn mức bình thường (36.5-37.5°C). Đa phần nguyên nhân sốt ở trẻ em là do nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…). Còn bé sốt mọc răng cơ thể ở mức 38-38,5 °C, một số trường hợp sốt cao là do tiến triển bệnh cấp tính gây viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng”. Do vậy, trẻ sốt mọc răng và sốt thường hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra, Viện Nha khoa Nhi Mỹ khẳng định, sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm mọc răng.

Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi

thời gian trẻ sốt mọc răng

Thông thường, mọi dấu hiệu sốt mọc răng kéo dài khoảng 3-4 ngày thì chiếc răng mới nhú lên; đó cũng chính là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn.

Giai đoạn mọc răng kéo dài trong khoảng 8 ngày bao gồm 4 ngày trước khi răng nhú và 4 ngày khi răng nhú hoàn toàn. Mẹ nên chú ý con có những biểu hiện khác thường để xử lí cho kịp thời.

Chăm sóc khi bé mọc răng bỏ bú nhưng chưa sốt

Trẻ sốt mọc răng đầu tiên bao giờ cũng khiến bé đau nhất, bứt rứt và khó chịu. Vì thế, cha mẹ hãy tìm cách xoa dịu cơn đau của con do mọc răng ở trẻ bằng những gợi ý dưới đây:

Có nên tắm khi trẻ bị sốt mọc răng?

Cha mẹ cần chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ giúp bé bình tĩnh lại và phần nào quên những cơn đau khiến bé quấy khóc không ngớt.

Cho bé ngậm ti bình sữa

Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé “muốn làm gì thì làm” với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đau. Cha mẹ cũng yên tâm là bé sẽ không uống vào quá nhiều nước đâu.

Nên làm lạnh đồ chơi của bé 

Có một số đồ chơi dành riêng cho bé sắp mọc răng. Bố mẹ hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Tuy nhiên, cha mẹ cần kiểm tra kĩ hướng dẫn sử dụng của những món đồ chơi này; vì có 1 số món được khuyến cáo là không được làm lạnh.

Chườm khăn lạnh khi trẻ sốt mọc răng

Làm ướt một cái khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Lớp vải bông mềm khi bị đông cứng có vẻ thích hợp để chườm cho bé; hoặc để con thoải mái “gặm” giúp con đau mọc răng dịu bớt đi.
Lưu ý: Bố mẹ nên cho chiếc khăn đó vào trong 1 túi/ hộp nhựa sạch trước khi đưa vào tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh cho bé.

Chuẩn bị trái cây lạnh cho bé

Các mẹ hãy cho vào một chiếc túi lưới 1 phần chuối làm lạnh, hoặc trái cây mềm nào đó để bé gặm. Mùi vị ngọt thơm của trái cây lạnh vừa khiến bé thích thú lại khiến con quên đi sự khó chịu vì những chiếc răng đang cố gắng nhú ra.

Cho bé mượn ngón tay của mẹ

Mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát-xa lợi cho con. Làm như vậy có thể khiến con đau của bé giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé gặm, cắn ngón tay của mình; nhưng phải “chuẩn bị tinh thần” vì ngay cả khi con không có chiếc răng nào; bé cũng có thể cắn khá đau đấy nhé.

Bé thích gặm cằm mẹ

Nghe thì có vẻ hơi buồn cười, nhưng lúc bé chuẩn bị mọc răng, mẹ nên giữ cho mặt mình luôn luôn sạch sẽ vì bé sẽ rất thích “gặm” cằm của mẹ. Điều mẹ có thể làm lúc này đơn giản là… nhẫn nhịn, để bé quên đi những khó chịu của việc mọc răng.

Đến bác sĩ

Nếu cha mẹ đã “bất lực” vì bé vẫn cứ quấy khóc và có triệu chứng sốt, hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý hay một loại thuốc gì đó làm giảm bớt những triệu chứng khi trẻ sốt mọc răng.
Bất cứ bé nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng và hầu hết đều có những biểu hiện như trên. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng tìm cách để xoa dịu con đau cho bé.

Giai đoạn này có thể thật khó khăn với mẹ vì bé không chỉ hay bị sốt, tiêu chảy,… mà con quấy khóc, cáu gắt suốt cả ngày. Tuy nhiên, càng về sau, bé sẽ dần quen hơn với chuyện này và các triệu chứng sốt mọc răng của con cũng giảm đi đáng kể so với khi mọc chiếc răng đầu tiên.

Chăm sóc trẻ sốt mọc răng như thế nào?

Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Nếu trẻ sốt mọc răng cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê do sốt mọc răng (hoặc tử vong).

Nếu bé sốt mọc răng tới 38,5 độ C trở lên; bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt; liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng; cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm; tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được; mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.

Lưu ý hạ sốt cho trẻ

Với bé lớn khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước; dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi; miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước. Nếu bé bị sốt cao do mọc răng, co giật; lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé; như vậy có thể đề phòng bé cắn vào lưỡi. Đây là những cách hạ sốt dân gian khi bé mọc răng được nhiều bà mẹ áp dụng rất hiệu quả đấy ạ.

Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…

Kết

Sau khi đọc xong bài viết này, các ông bố bà mẹ đã biết cách phân biệt trẻ bị sốt do mọc răng và trẻ bị sốt do các bệnh lý nghiêm trọng khác rồi đúng không? Chúc các cha mẹ chăm sóc con trẻ thật tốt để trẻ bớt khó chịu khi bé mọc răng nhé; nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy truy cập vào dky.com.vn để hỏi đáp những thắc mắc khi nuôi con.

Nguồn: chamenuoicon.com

[bvlq_danh_muc]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *